Phép xã giao rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản dù là cuộc sống hàng ngày hay ở nơi làm việc. Sau đây là những quy tắc phụ huynh ở Nhật luôn tự giác trong việc dạy con cái.
|
1. Nói nhỏ nhẹ: Không gian yên lặng tại nơi công cộng là điều thường thấy ở Nhật Bản. Trẻ em Nhật Bản cũng được khuyến khích nói càng nhỏ càng tốt. Một đứa trẻ gây ồn ào hay nghịch ngợm trong khoang tàu có thể khiến người xung quanh phải cau mày. Điều này cũng áp dụng với bậc cha mẹ. Những phụ huynh để con cái chạy lung tung, gây tiếng ồn thường bị cho là vô trách nhiệm. Một số nơi công cộng ở Nhật còn áp dụng quy định giới hạn độ tuổi để đảm bảo môi trường ăn uống yên tĩnh cho khách. Ảnh: Tsunagujapan.
|
|
2. Nguyên tắc sử dụng xe đẩy: Ở Nhật Bản, xe đẩy là vật bắt buộc với gia đình khi đi du lịch cùng bé sơ sinh hay trẻ mới biết đi, đặc biệt trong lịch trình đi bộ dày đặc. Người Nhật thường khuyến cáo các gia đình sử dụng xe đẩy khi đi cùng trẻ em tránh đi tàu vào giờ cao điểm vì có nguy cơ gặp nhiều rủi ro cho trẻ. Trong trường hợp bất khả kháng, gia đình đẩy xe đưa con ra ngoài nên sử dụng thang máy, tránh đi thang cuốn và nhớ gấp xe đẩy ở nơi có không gian hẹp. Ảnh: Savy Tokyo.
|
|
3. Dọn dẹp sau bữa ăn: Trẻ em thường khiến bàn ăn thêm lộn xộn sau khi dùng xong bữa. Khi ở nhà hàng, phụ huynh ở Nhật Bản sẽ dọn dẹp bàn ăn và sàn nhà một cách nhanh gọn. Nếu bàn ăn quá bừa bộn, cha mẹ nên thông báo cho nhân viên phục vụ để họ chuẩn bị trước khi đón những vị khách tiếp theo. Ảnh: The Healthy.
|
|
4. Cởi bỏ giày của trẻ: Trẻ em thường háo hức khám phá khung cảnh xung quanh và có thể bất ngờ quỳ gối, đứng nhổm trên ghế để có tầm nhìn tốt. Ở Nhật, các bậc cha mẹ sẽ luôn nhớ việc cởi bỏ giày cho con mình trong quá trình đi ngồi trên xe đẩy để tránh làm bẩn. Phụ huynh sẽ chỉ đi giày cho các bé khi chuẩn bị xuống xe. Điều này cũng được thực hiện ở những nơi công cộng có bàn ghế. Họ cho rằng sẽ thật bất lịch sự nếu để con mình giẫm lên ghế với đôi giày dính bụi bẩn. Ảnh: Mom365.
|
|
5. Cho con bú trong phòng riêng: Hầu hết bà mẹ đang cho con bú ở Nhật Bản sẽ vào phòng chuyên dụng để cho con bú. Nguyên nhân bởi việc cho con bú nơi cộng cộng vẫn chưa được thực hiện rộng rãi trên đường phố nước này. Đây là hành động được coi là rất riêng tư, không nên làm trước mặt người lạ. Vì vậy các bà mẹ Nhật thường chọn các nhà hàng, cửa hàng có phòng cho con bú. Ảnh: Allergen Bureau.
|
|
6. Mẹo thay tã: Người Nhật coi việc thay tã ở nơi công cộng là hành động không đứng đắn, kể cả với trẻ sơ sinh. Do đó các bậc phụ huynh thường tìm các phòng thay tã chuyên dụng hay nhà vệ sinh để thay tã cho con trẻ. Họ còn mang theo túi đựng tã bẩn riêng trong trường hợp không có thùng rác chuyên dụng để đổ bỏ. Ảnh: Undiplomatic Wife.
|
|
7. Làm sạch đồ chơi trẻ đã cho vào miệng: Quá trình lớn lên và học hỏi khiến hầu hết trẻ sơ sinh có thói quen liếm và cắn đồ chơi. Cha mẹ nên lau sạch đồ chơi bằng khăn lau khử trung hoặc xà phòng sau đó. Vì mục đích giữ gìn vệ sinh nơi cộng cộng, các bậc cha mẹ Nhật có xu hướng tự dọn dẹp đồ chơi sau khi con mình sử dụng để các bé khác cũng có thể chơi an toàn. Ảnh: Healthline.
|
|
8. Tránh đưa trẻ bị bệnh đến nơi công cộng: Quy tắc phổ biến này được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ riêng Nhật Bản. Trẻ em có hệ thống miễn dịch yếu và ít khi chịu đeo khẩu trang, điều này có thể dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Các khu vực khép kín như nhà hàng và sân chơi trong nhà là nơi hoàn hảo sản sinh các loại vi trùng lây bệnh. Để bảo vệ con mình và người khác, phụ huynh nên cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi nếu có triệu chứng ốm, không ra ngoài cho đến khi khỏe lại. Ảnh: Tsunagujapan.
|
|
9. Luôn để mắt đến con trẻ: Khi vui chơi ở những sân chơi công cộng, trẻ em khó tránh khỏi các rủi ro gặp tai nạn nhỏ. Những đứa trẻ lớn chạy nô đùa có thể dẫm lên hoặc xô ngã những em bé đang tập đi, hoặc tranh giành đồ chơi với nhau. Cha mẹ nên can thiệp ngay khi nhận thấy có điều gì không ổn, đồng thời dạy con cách cư xử, giải quyết xung đột đơn giản. Như vậy, cha mẹ có thể giữ không gian an toàn cho mọi trẻ em có thể vui chơi. Ảnh: BBC.
|